Trong mọi kỹ năng, kỹ năng “tự học” luôn là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất và chính nó sẽ hỗ trợ cải thiện những kỹ năng khác. Trong bài viết này, KNTT sẽ đúc kết lại những kỹ năng tự học hiệu quả. 

VÌ SAO CHÚNG TA NÊN TỰ HỌC

Tự học là một việc cực kỳ thù vị, vì tự học sẽ giúp chúng ta phá bỏ mọi khuôn khổ, thỏa sức sáng tạo, không bị bất cứ ai, bất cứ điều gì làm rào cản (thay vì đi học thì bị thầy cô bắt phải làm theo ý, theo bài giảng…). Và vì vậy nên chúng ta RẤT DỄ PHÁT TRIỂN, và phát triển rất nhanh.
Việc tự học cũng giúp chúng ta có được KẾT QUẢ nhanh hơn bình thường, điều mà bất cứ doanh nghiệp, người chủ nào cũng mong muốn. Viêc tự học là việc mà chúng ta tự giác, không bị ai thúc đây, chúng ta học bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, không bị giới hạn thời gian, và việc tự học cũng rất thực tế vì chúng ta quan sát, đúc kết từ mọi thứ.
Và vì thế, tự học giúp chúng ta thăng tiến nhanh hơn bình thường.
Ngoài ra, việc tự học còn giúp chúng ta rèn luyện các kỹ năng như:
– Có mục đích: khi chúng ta đã khao khát học một điều gì đó, có nghĩa là chúng ta phải hiểu rất rõ chúng ta cần học gì, và mong muốn đạt kết quả gì.
– Kiên trì: Tự học là một việc rất khó, chúng ta phải đọc hàng chục cuốn sách, chúng ta phải xem hàng trăm video, follow hàng chục chuyên gia…có như vậy thì mới có thể học đâu vào đó… mà để làm được điều này thì phải rất kiên trì.
– Quan sát: khi mới bắt đầu tự học, chúng ta sẽ thấy “ồ người này dạy đúng quá, thôi học người này đủ rồi”… nhưng về sau thì chúng ta sẽ nhận ra mọi thứ sẽ không đúng hoàn toàn, mỗi tác giả, mỗi cuốn sách đều sẻ có điểm hay, hạn chế riêng, cái quan trọng là mình phải quan sát thường xuyên và chắt lọc ra những điều tinh túy nhất. 
– Logic: càng quan sát nhiều, học hỏi nhiều, chúng ta sẽ càng biết được những suy luận, cách lập luận vấn đề của người khác, từ ban đầu cho đến khi ra kết quả. Tính logic càng lúc sẽ càng được tăng lên
– Trình bày: Học là phải thực hành và chia sẻ, như thế mới có thể nhớ lâu… mà càng chia sẻ nhiều thì chúng ta sẽ càng cải thiện được kỹ năng nói, kỹ năng trình bày vấn đề của mình.
– Thực tế: Học từ chuyên gia, học từ những case study thực tế sẽ giúp chúng ta càng lúc càng nghiệm ra vấn đề. Mọi thứ chúng ta lập luận, nói sẽ càng “tiệm cận” chân lý.
TỰ HỌC - VUA CỦA MỌI LOẠI KỸ NĂNG
Và còn rất nhiều rất nhiều kỹ năng, lợi ích khác mà chúng ta có thể có thông qua việc tự học. 

BIẾT RÕ CẦN PHẢI HỌC GÌ

Chúng ta cần phải xác định rõ mục đích học của chúng ta là gì, và mục đích đó cần PHÙ HỢP CÔNG VIỆC (hoặc phù hợp những điều mà chúng ta muốn)
Để biết mình cần phải học gì thì:
– Nên hỏi người trong ngành, hỏi sếp, hỏi đồng nghiệp….
– Nên suy nghĩ về “kết quả” trước khi học;
– Nên làm một file tổng hợp yêu cầu của một chuyên gia, việc làm file tổng hợp này cũng cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về “những kiến thức nền cần học” và liệt kê cả các chuyên gia, các group, fanpage, website, channel, sách… hữu ích để chúng ta học dần.
Và sau khi biết được mình cần học gì rồi thì học thôi. Mà học thì phải dùng công thức học thì mới học nhanh được.

CÔNG THỨC HỌC TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA

Đây là công thức mà nhiều chuyên gia đã nói về nó, đó là công thức:
– TỰ HỌC
– ĐÚC KẾT
– THỰC HÀNH
– CHIA SẺ.
Đây là một công thức sẽ biến những gì chúng ta BIẾT thành những gì chúng ta SỞ HỮU, biến kiến thức thành thực hành, thành kết quả của chúng ta.
TỰ HỌC - VUA CỦA MỌI LOẠI KỸ NĂNG

TỰ HỌC

Phần này là phần quan trọng nhất, chúng ta phải biết mình muốn học gì, kết quả học là gì và có lộ trình học rõ ràng, có thể tham khảo quy trình sau:
– Có nhận thức rõ ràng về việc PHẢI HỌC: học không còn là việc rảnh thì làm nữa mà nó là điều BẮT BUỘC PHẢI LÀM. Dù mình có là ai đi chăng nữa, làm công việc gì đi chăng nữa thì việc học vẫn là việc rất quan trọng.
– Có nhận thức rõ ràng về việc “thu nhận kiến thức”: dù bạn học ai, dù họ giỏi hay dở thì họ vẫn CÓ THỨ CHO BẠN HỌC. 
– Học thì phải có thói quen GHI CHÉP. Phải có giấy viết mọi lúc mọi nơi để ghi lại những thứ quan trọng.
– Có sự khao khát về việc học: cái này chỉ cần chúng ta có mục đích rõ ràng, và ham muốn học thực sự thì nó sẽ sản sinh ra. Nếu không, hãy ép bản thân khao khát bằng mọi cách (vì chỉ khi “thực sự khao khát học”, bạn mới có tâm thế học tập đúng đắn)

ĐÚC KẾT

Sau khi chúng ta ghi chép và học hành xong, việc quan trọng nhất là chúng ta phải biết mình đã học được những gì, những kiến thức này có thực tế không, có ứng dụng được cho công việc hiện tại không. Ở phần này, chúng ta cần phải:
– Chiêm nghiệm ngay buổi tối về chúng ta đã học được những gì
– Liệt kê các gạch đầu dòng những nội dung đã học được. 
– Liệt kê những vấn đề quan trọng để nhớ lại lần nữa.
– Ghi chép trên giấy 1 lần rồi, những cái nào quan trọng thì mình nên làm một bài review chi tiết về nó. Mỗi lần chúng ta review lại điều gì đó, chúng ta sẽ nhớ lại những kiến thức, những trải nghiệm của của bản thân, khiến cho bài review là một sự tổng hợp sáng tạo giữa kiến thức mới và kiến thức cũ.

THỰC HÀNH

Kiến thức nếu không được thực hành thi sẽ nhanh chóng biến thành con số 0. Thực hành để chính chúng ta có được trải nghiệm, case study của riêng mình. 
Việc thực hành cũng sẽ khiến chúng ta có cái nhìn THỰC TẾ hơn. Những gì mà chúng ta học chỉ mới nằm ở trên lý thuyết. Cần phải thực hành những gì chúng ta đã học để mọi thứ trở nên RÕ RÀNG hơn, không còn là lý thuyết suông nữa.

CHIA SẺ

Bước cuối cùng này mới là “mấu chốt” để kiến thức được chuyển biến từ “biết” sang “sở hữu”. 
Nếu kiến thức của bạn chỉ mãi ở trong đầu bạn, thì qua bao nhiêu ngày gì đó nó sẽ trở thành trí nhớ ngắn hạn nhưng những gì mà bạn CHIA SẺ nó với người khác, bạn sẽ nhớ rất lâu.
Bạn sẽ nhớ như in mọi thứ nếu bạn hội tụ đủ các yếu tố:
– Chuẩn bị kỹ càng (viết, note, ghi chép đầy đủ, review lại lần 2)
– Chia sẻ nó với người khác trên bất cứ phương tiện nào.
– Một kiến thức sẽ được nhớ như in nếu hội tụ đủ 6 giác quan: Nghe; Viết; Đọc; Nói; Liên tưởng; Cảm nhận.
Có thể nói đây chỉ là những kiến thức rất căn bản về Tự Học nhưng nếu bạn có thể thực hiện từ những cái căn bản này, mọi thứ sẽ trở nên rất dễ dàng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here